Một trong các câu hỏi luôn ám ảnh những người làm marketing và thương hiệu là “các nỗ lực truyền thông thương hiệu của tôi có thực sự hiệu quả?”.
Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào đều có mục tiêu chung nhất là mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu hoạt động bán hàng dễ dàng được đong đếm bằng doanh số bán ra, hay hoạt động sản xuất là số lượng sản phẩm đầu ra, thì các hoạt động truyền thông thương hiệu lại gây nhiều khó khăn cho marketer khi đo lường hiệu quả.
Mục tiêu của các hoạt động truyền thông thương hiệu là gia tăng sự nhận biết, liên tưởng, sự ưa thích, từ đó thúc đẩy hành động mua của người tiêu dùng với thương hiệu. Vậy làm sao để một doanh nghiệp có thể đo lường những điều này?
Các phương pháp đo lường Hiệu quả Truyền thông Thương hiệu
1. Phương pháp đo lường dựa trên các chỉ số tài chính
Các hoạt động kinh doanh đều có mục tiêu chung nhất là lợi nhuận. Do đó, các chỉ số trong báo cáo kết quả kinh doanh (P&L) thường xuyên được sử dụng để đánh giá về hoạt động truyền thông thương hiệu. Các chỉ số phổ biến bao gồm: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lợi nhuận cận biên, tỷ suất hoàn vốn (ROI), giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) …
Ưu điểm: Phương pháp này mang tính định tính cao, số liệu đưa ra rõ ràng, doanh nghiệp dễ dàng nhìn thấy sự tăng trưởng qua thời gian, cũng như so sánh hiệu quả truyền thông thương hiệu về mặt địa lý hay với các đối thủ cạnh tranh khác.
Nhược điểm: Tuy nhiên, việc truyền thông thương hiệu thường là hoạt động dài hạn. Nếu doanh nghiệp chỉ đánh giá đơn thuần qua các chỉ số tài chính sẽ khó đánh giá chính xác và vô tình tạo gánh nặng trong ngắn hạn cho các hoạt động truyền thông thương hiệu.
2. Phương pháp đo lường bằng các công cụ media
Nếu các chỉ số ở phương pháp tài chính thường là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp mong muốn, thì phương pháp đo lường bằng các công cụ media lại phân tách cả quá trình để đưa ra từng chỉ số nhỏ cho từng giai đoạn. Các doanh nghiệp hiện truyền thông nhiều trên cá nền tảng số như Facebook, Youtube, website, ứng dụng… Các nền tảng này cho phép họ đo lường kết quả qua các chỉ số như: lượt tiếp cận (reach), tần xuất xem (frequency), tần suất hiển thị (impression), lượt truy cập (traffic), lượt tương tác… Hay các chỉ số trong mối quan hệ với chi phí: chi phí trên một lần hiển thị (CPM), chi phí trên một lần bấm chuột (CPC)… Và tỷ lệ chuyển đổi giữa các giai đoạn.
Ưu điểm: Phương pháp này loại bỏ phần nào gánh nặng về doanh số cho truyền thông thương hiệu. Đồng thời, các doanh nghiệp nhìn được hiệu quả tại từng giai đoạn để xác định những nơi đã làm tốt, cần được phát huy và những điểm còn yếu, cần xem xét lại.
Nhược điểm: Tương tự phương pháp tài chính, đo lường bằng phương pháp đo lường bằng các công cụ media có tính chất định tính. Nói cách khác, phương pháp không chỉ ra được người tiêu dùng, khách hàng của doanh nghiệp đang nghĩ gì, có thái độ, cảm xúc thế nào về thương hiệu.
3. Phương pháp khảo sát trực tiếp khách hàng
Có nhiều cách để một doanh nghiệp nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp có thể tự thực hiện thông qua việc trò chuyện trong quá trình mua và sau mua với khách hàng, người tiêu dùng. Hoặc có nhiều đơn vị thứ ba cung cấp các báo cáo thị trường mà doanh nghiệp có thể dễ dàng mua.
Ưu điểm: Trong trường hợp doanh nghiệp tự làm, chi phí thường là rẻ do có thể tận dung ngay nhân viên bán hàng và nhân viên chăm sóc khách hàng của mình để thu thập thông tin. Trong trường hợp thuê ngoài, dữ liệu có được từ phương pháp này là không có giới hạn, tùy vào mục đích của doanh nghiệp mà có thể linh hoạt để đưa ra bảng hỏi, chọn mẫu và tiến hành nghiên cứu.
Nhược điểm: Tự làm, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng khách hàng, người tiêu dùng trả lời có phần chủ quan do tính cách cả nể, hạn chế đưa thông tin tiêu cực của người Việt Nam khi trò chuyện với chính nhân viên của doanh nghiệp. Mặt khác, chi phí mua báo cáo thị trường thường đắt đỏ do quá trình thực hiện cần tiến hành đi thị trường phát sinh phí di chuyển, ăn ở… Đồng thời, quá trình thực hiện báo cáo cũng cần nhiều thời gian để thu thập đủ dữ liệu.
BRAND BEAT SCORE công cụ đo lường Hiệu quả truyền thông Thương hiệu – tiết kiệm đến 60% chi phí và thời gian
Dựa trên kinh nghiệm đúc kết từ tư vấn thương hiệu của Công ty tư vấn Mibrand Vietnam cho các tập đoàn hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như BIDV, MobiFone, Thành Công… công cụ Brand Beat Score ra đời giúp các doanh nghiệp đo lường hiệu quả truyền thông thương hiệu với chi phí và thời gian tiết kiệm đến 60% so với phương pháp truyền thống.
Brand Beat Score sử dụng phương pháp khảo sát người tiêu dùng online được thiết kế và áp dụng linh hoạt để phù hợp với 100% nhu cầu và nguồn lực của các doanh nghiệp. Công cụ gồm 7 chỉ số tổng hợp bao quát 99% hoạt động truyền thông thương hiệu doanh nghiệp có thể áp dụng.
1. Chỉ số nhận biết thương hiệu (Brand Awareness index): Thương hiệu có được khách hàng nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành hàng hay không? Bao nhiêu khách hàng có thể nhận biết thương hiệu khi không có sự trợ giúp? Chiến dịch truyền thông hỗ trợ khách hàng nhận biết thương hiệu như thế nào?
2. Chỉ số về liên tưởng & hình ảnh thương hiệu (Brand Perception & Image Index): Hiệu quả truyền thông sản phẩm của thương hiệu, hiệu quả truyền thông thương hiệu, mức độ yêu thích của khách hàng đối với thương hiệu.
3. Chỉ số hiệu quả quảng cáo và truyền thông (Advertising & Communication Index): Đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông hiện có, mức độ tiếp cận của chiến dịch đối với khách hàng, mức độ tác động của hoạt động truyền thông đến quyết định của khách hàng, các kênh truyền thông đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Chỉ số trải nghiệm mua hàng (Brand Buying Experience Index): Tỉ lệ đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu, mức độ rời bỏ thương hiệu của khách hàng, khả năng chuyển đổi sang thương hiệu khách, mức độ sử dụng sản phẩm mang thương hiệu của công ty, yếu tố tác động đến chất lượng trải nghiệm của khách hàng.
5. Chỉ số tiềm năng thương hiệu (Brand Potential Index): Đánh giá tiềm năng phát triển của thương hiệu trên thị trường, thương hiệu được khách hàng đánh giá cao trên thị trường, cơ hội định giá cao trên thị trường của các thương hiệu trong ngành.
6. Chỉ số trung thành thương hiệu (Brand Loyalty Index): Mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, thống kê khách hàng tái sử dụng thương hiệu, khả năng giới thiệu thương hiệu đến với đồng nghiệp và bạn bè, khảo sát sự hài lòng của khách hàng.
7. Chỉ số đo lường sự hài lòng khách hàng (Net Promoter Score Index): thể hiện sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu, khả năng khách hàng trở thành đại sứ của thương hiệu.
(Sưu tầm)
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài chính của doanh nghiệp
- CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG 2024 HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
- Top 10 lời khen tiếng Anh cho con gái hay nhất (Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề)
- Chương Trình Truyền Thông & Tôn Vinh: Thương Hiệu Hàng Đầu Châu Á – Asia’s Top Brands Award 2024
- Bản Chất Thương Hiệu Là Gì? 4 Yếu Tố Ảnh Hưởng Trực Tiếp Đến Thương Hiệu Bạn Cần Biết