1. Chứng nhận FDA là gì?
FDA là tên viết tắt của Food and Drug Administration – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là tổ chức thuộc Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ, trụ sở được đặt tại Washington DC.
Chứng nhận FDA Hoa Kỳ giúp giám sát và đánh giá chất lượng thực phẩm, dược phẩm có phù hợp với tiêu chí nhập khẩu vào Mỹ hay không.
Tuy nhiên, để trả lời rõ ràng câu hỏi chứng nhận FDA là gì thì thật khó để trả lời chính xác. Bởi tầm hoạt động của FDA là cực kỳ rộng lớn. Do đó, đối với FDA chúng ta có thể hiểu đơn giản là giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nó có ý nghĩa về mặt pháp lý khi bạn muốn xuất hàng đi Mỹ.
Hoạt động chính của FDA
FDA là Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là cơ quan đại diện và chịu trách nhiệm chính liên quan đến việc thúc đẩy cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Cơ quan này ban hành các quy định, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm và dược phẩm tại quốc gia của mình. Những sản phẩm được FDA quy định về chất lượng bao gồm: thực phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, dược phẩm theo toa hoặc không theo toa, vắc xin, thiết bị y tế, truyền máu, thuốc lá, thiết bị phát bức xạ điện từ và các sản phẩm liên quan đến thú y.
Tiêu chuẩn FDA là gì?
Tiêu chuẩn FDA là những quy định khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra để giám sát độ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý của mình lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ. Và bất cứ nhà xuất khẩu nào nếu muốn đưa sản phẩm của mình vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ những quy định của Cục FDA và có được giấy chứng nhận FDA.
2. Vai trò của chứng nhận FDA Hoa Kỳ
Phạm vi hoạt động của FDA rất rộng, liên quan chặt chẽ với các cơ quan chính phủ. Hiện nay, FDA phân tách thành 5 trung tâm lớn nhằm giám sát các cơ quan, tổ chức liên quan đến các sản phẩm thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm, thức ăn gia súc, thực phẩm bổ sung, thiết bị y tế, dược sinh học, truyền máu…
Vai trò và trách nhiệm chính của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ như sau:
- Đảm bảo các loại thực phẩm (trừ thịt gia súc, gia cầm và một số sản phẩm trứng do Bộ Nông nghiệp Mỹ quy định) là an toàn, lành mạnh, vệ sinh và dán nhãn đúng cách.
- Bảo đảm thuốc sử dụng cho con người, thuốc thú y, vắc xin, sinh phẩm, thiết bị y tế được an toàn và hiệu quả.
- Đảm bảo sản phẩm mỹ phẩm và các chất bổ sung dinh dưỡng được dán nhãn đúng cách an toàn, không có thành phần độc hại.
- Điều chỉnh và duy trì các sản phẩm thuốc lá ở mức an toàn cho người sử dụng.
- Tăng cường sức khoẻ cộng đồng bằng cách giúp đẩy nhanh tốc độ đổi mới sản phẩm.
Chứng nhận FDA Hoa Kỳ có hiệu lực đối với 50 tiểu bang Hoa Kỳ, Quận Columbia, Puerto Rico, Guam, quần đảo Virgin, American Samoa và các lãnh thổ của Hoa Kỳ. Như vậy, muốn xuất khẩu những mặt hàng nằm trong sự quản lý của FDA vào thị trường Mỹ, tất cả các công ty phải tuân thủ toàn bộ những yêu cầu, tiêu chuẩn rất khắt khe của tổ chức FDA, và buộc phải có được chứng nhận từ tổ chức này.
3. Quy trình, thủ tục đăng ký giấy chứng nhận FDA Hoa Kỳ
3.1. Đăng ký FDA cho thiết bị y tế
Bước 1: Phân loại thiết bị y tế
– Việc phân loại giúp DN xác định các quy định cần tuân thủ.
– FDA đã thiết lập các phân loại cho khoảng 1.700 loại thiết bị chung khác nhau và nhóm chúng thành 20 chuyên ngành y tế: Bệnh viện đa khoa, tim mạch, nha khoa, nhãn khoa, tiêu hóa, tai mũi họng, sản phụ khoa, gây mê, di truyền phân tử,…
– FDA phân loại các thiết bị y tế theo loại – Class I, Class II và Class III dựa trên mức độ rủi ro và mục đích sử dụng của nó
+ Class I: Thiết bị y tế phổ biến, được sử dụng hàng ngày; Có nguy cơ gây hại thấp hoặc sản phẩm hầu như không có rủi ro cho người dùng;Không sử dụng để hỗ trợ, duy trì sự sống hoặc có tầm quan trọng đáng kể làm suy giảm sức khỏe người dùng VD: nạng, chỉ nha khoa, khẩu trang,…
+ Class II: Được coi là thiết bị rủi ro trung bình; Có tiếp xúc với các cơ quan và hệ thống nội tạng của bệnh nhân; Có tác động nhiều hơn đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân VD: kim châm cứu, bơm kim tiêm, bộ dụng cụ truyền máu, máy đo huyết áp,…
+ Class III: Thiết bị có rủi ro cao; Là sản phẩm hỗ trợ và duy trì sự sống của con người VD: Máy tạo nhịp tim cấy ghép, máy thở,…
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thông thường bao gồm:
– Bản thông tin chung về doanh nghiệp (tên cơ sở, địa chỉ đăng ký)
– Số DUNS (nếu có)
– Thông tin liên hệ (Họ tên & chức vụ người liên hệ, SĐT, email)
– Nhãn mác, bao bì sản phẩm
– Mã sản phẩm đăng ký
– Tên thương hiệu/ tên độc quyền
– Số đăng ký nhà nhập khẩu ban đầu hoặc địa chỉ người mua (nếu có)
– Thông tin khác (tùy vào từng trường hợp phân loại cụ thể)
Bước 3: Chỉ định đại lý Hoa Kỳ
– Bất kỳ cơ sở nước ngoài nào khi đăng ký FDA sẽ phải chỉ định văn phòng đại diện tại Mỹ (US Agent) để hỗ trợ FDA liên lạc với cơ sở khi cần thiết.
– Mỗi cơ sở nước ngoài chỉ được chỉ định một đại lý của Hoa Kỳ.
– Đại lý Hoa Kỳ phải cư trú tại Hoa Kỳ hoặc duy trì một địa điểm kinh doanh tại Hoa Kỳ. Họ phải sẵn sàng trả lời điện thoại hoặc có nhân viên sẵn sàng trả lời điện thoại trong giờ làm việc bình thường
Bước 4: Đăng ký cơ sở và liệt kê thiết bị
– Thời gian đăng ký và liệt kê thiết bị 5-7 ngày, gồm:
– Khởi tạo tài khoản, kê khai thông tin, đăng ký sử dụng mã FDA (2-3 ngày sau khi hoàn thành thanh toán các khoản phí theo quy định của FDA).
– FDA cập nhật thông tin đăng ký của doanh nghiệp lên hệ thống FDA vào thứ 2 tuần kế tiếp.
Ghi chú: Sau khi hoàn thành đăng ký FDA sẽ cấp cho doanh nghiệp số chủ sở hữu/ nhà điều hành (Owner/Operator). Doanh nghiệp có thể sử dụng số này để xuất khẩu. Số đăng ký (Registration number) sẽ được cấp sau khoảng 1-3 tháng
3.2. Đăng ký FDA thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thông thường bao gồm:
– Bản thông tin chung về doanh nghiệp (tên cơ sở, địa chỉ đăng ký, số lượng nhân viên)
– Số DUNS (nếu có)
– Thông tin liên hệ (Họ tên & chức vụ người liên hệ, SĐT, email)
– Loại hình thành lập cơ sở (sản xuất, kho chứa, dán nhãn lại, đóng gói lại,…)
– Ngành thực phẩm đăng ký/ mô tả sản phẩm
Bước 2: Đăng ký mã DUNS (1-2 tuần)
Bước 3: Chỉ định đại lý Hoa Kỳ
Bước 4: Đăng ký cơ sở thực phẩm (1-2 ngày)
3.3. Đăng ký FDA mỹ phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký VCRP cơ sở, bao gồm:
– Tên cơ sở, địa chỉ đăng ký,
– Tên thương mại khác (nếu có)
– Loại hình thành lập (nhà sản xuất/ đóng gói)
– Tên công ty mẹ (nếu có), địa chỉ công ty mẹ
– Thông tin liên hệ (Họ tên & chức vụ người liên hệ, SĐT, email)
Hồ sơ tuyên bố thành phần mỹ phẩm, bao gồm:
– Tên cơ sở, địa chỉ
– Loại hình thành lập (nhà sản xuất/ đóng gói/ phân phối)
– Thông tin liên hệ (Họ tên & chức vụ người liên hệ, SĐT, email)
– Doanh thu bán hàng của Mỹ có vượt quá $ 1000 không?
– Tên nhà sản xuất (nếu công ty bạn không sản xuất)
– Tên nhà đóng gói (nếu khác với người dán nhãn), số đăng ký nhà đóng gói (nếu có)
– Trang web sản phẩm
– Địa điểm bán hàng tại Hoa Kỳ hoặc địa chỉ trang web trực tuyến.
– Mẫu nhãn sản phẩm (mặt trước, mặt sau, mặt bên) – bằng tiếng anh
– Mô tả chi tiết về sản phẩm
+ Nhãn hiệu/ tên sản phẩm cụ thể (liệt kê tất cả bổ sung trên mẫu riêng)
+ Danh sách thành phần (tên quốc tế, thông thường, hoặc tên hóa học; số CAS)
Bước 2: Gửi đơn đăng ký tài khoản (1 ngày)
Bước 3: Đăng ký VCRP cơ sở (1 ngày)
Bước 4: FDA phê duyệt (1-3 tuần)
Chứng nhận FDA được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Hoa Kỳ cho doanh nghiệp nhập khẩu
Trên đây là thông tin liên quan về Quy trình xin cấp giấy chứng nhận FDA Hoa Kỳ ở Việt Nam cơ bản. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tiến hành xin cấp chứng nhận này để đạt hiệu quả xuất khẩu cao nhất.
- Thương Hiệu Thảo Mộc Xanh X4 Được Vinh Danh Thương Hiệu Phát Triển Bền Vững Quốc Gia 2024
- Doanh Nhân Lê Ngọc Thuỳ – CEO Công Ty TNHH Nông trại Thực phẩm HNH – Nhà Lãnh đạo bản lĩnh trí tuệ thời kỳ hội nhập quốc tế năm 2024
- Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh Yên Thế xuất sắc được chọn là Thương hiệu uy tín Quốc gia năm 2023
- Đại Sàn Tự Hào Là Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Châu Á
- Lương y Trần Thị Nguyệt – Gương mặt tiêu biểu có nhiều đóng góp cho xã hội